FOMO là gì? 5 cách “thoát bẫy” FOMO hiệu quả

Nội dung

    Nếu bạn là người mới và đang tìm hiểu FOMO là gì thì mình xin chúc mừng bạn. Đây có lẽ là một trong những điều mà nhiều người hay gặp phải và thua lỗ.

    Mình cũng từng nhiều lần phải hối tiếc vì hiệu ứng FOMO.

    Nhưng sau khi học cách phòng tránh thì mình đã có thể vào lệnh tốt hơn nhiều.

    Sau đây mình xin đi qua FOMO là gì và cách thoát bẫy FOMO hiệu quả cho người mới.

    FOMO là gì?

    FOMO là viết tắt của từ Fear Of Missing Out. Nghĩa là sợ mất một thứ gì đó nếu mình không làm.

    Đây là một hiện tượng tâm lý xuất hiện cùng lúc với con người nên nó hiện diện trong mọi mặt của cuộc sống.

    Nhưng bạn sẽ thấy hiệu ứng này rõ nhất trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư có liên quan đến tài chính, tiền bạc…

    Ví dụ như trong chứng khoán, bất động sản…và tiền điện tử cũng không phải là ngoại lệ.

    FOMO xuất hiện cùng với lòng tham của con người nên chừng nào con người còn tham lam thì chừng đó FOMO sẽ còn tồn tại.

    Và có tham lam tất sẽ có hiệu ứng đối lập với nó đó chính là sợ hãi.

    Mà sợ hãi sẽ sinh ra FUD (Fear – Uncertainty – Doubt: Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ).

    Xem thêm: Chỉ số tham lam và sợ hãi Bitcoin là gì?

    Bản thân thuật ngữ FOMO khá rộng. Đó có thể là:

    • FOMO tiền điện tử nói chung. Ví dụ bạn đọc báo hoặc nghe bạn bè nói rằng mua coin x5, x10 tài khoản nên bạn nhảy vào
    • Bạn FOMO bất kỳ dự án / đồng coin nào khi thị trường đang uptrend
    • Bạn phiêu theo một trend nào đó như meme chó mèo, trend game NFT hay đi bộ kiếm tiền…
    • Một nhóm nào đó trên Telegram call và thế là bạn nhảy vào mua ngay
    • Bạn FOMO chẳng vì một lý do nào cả. Cái cảm giác thị trường non xanh mơn mởn mà bạn thì đang cầm USDT trong tay rất ngứa ngáy khó chịu… 😣

    Ví dụ bạn đang lướt Telegram thì thấy rất nhiều nhóm nói về đồng coin nào đó. Bạn lên CoinGecko thì thấy giá đang bay rất mạnh.

    Và bạn nghĩ nếu bây giờ mà không mua thì lỡ giá lên cao nữa thì mình đã bỏ lỡ một cơ hội hiếm có.

    Bạn nhanh tay mua vào đồng coin đó mà thậm chí chưa biết nó là gì. Hành động đó gọi là FOMO.

    Câu chuyện FOMO của Newton

    Không biết bạn còn nhớ câu chuyện quả táo rơi trúng đầu và Thuyết vạn vật hấp dẫn của Sir Isaac Newton không nhỉ?

    Nhưng có thể bạn sẽ không biết câu chuyện FOMO của ông.

    Chuyện kể rằng năm 1711 có một công ty tên là South Sea ra đời để quản lý nợ cho chính phủ Anh trong lúc chiến tranh với Tây Ban Nha.

    Công ty này cũng hoạt động kinh doanh xuyên đại dương ở bờ đông của Nam Mỹ nữa nên mới gọi là công ty South Sea.

    Newton là “nhà đầu tư thiên thần” của công ty này, vốn phát hành cổ phiếu với lãi suất hấp dẫn cho nhà đầu tư.

    South Sea ăn nên làm ra khi nước Anh phục hồi kinh tế khiến giá cổ phiếu của công ty này tăng khá cao.

    Và kết quả là ngài Newton đã bán ra hết số cổ phiếu mà ông nắm giữ và thu về một lượng tiền khá lớn.

    Tuy nhiên giá cổ phiếu này không những không giảm mà còn tăng phi mã khiến nhà bác học của chúng ta “ăn ngủ không ngon”.

    Và đến mức chịu không nổi nữa ông đã FOMO với phần lớn số tài sản hiện có và đu ngay đỉnh.

    Năm 1720, South Sea buộc phải gánh phần lớn nợ của chính phủ. Giá cổ phiếu tụt dốc không phanh.

    FOMO là gì
    FOMO là gì | Source: Seeking Alpha

    Newton đau đớn “thoát hàng” gần ngay đáy và mất khoảng 20.000 bảng Anh (tương đương khoảng 5 triệu đô ngày nay).

    Tôi có thể tính toán sự chuyển động của các vì sao nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.

    Sir Issac Newton

    Từ đó về sau ông cấm không ai được nhắc đến cái tên South Sea nữa!

    FOMO là tốt hay xấu?

    Nếu bạn là người mới thì nên tránh FOMO. Vì phần lớn là bạn sẽ thua.

    Nhưng nếu bạn đã tham gia thị trường được một thời gian thì bạn có thể tận dụng sự FOMO của những người khác để kiếm tiền.

    Vì vậy bản thân sự FOMO không phải là tốt hay xấu. Nếu bạn biết tận dụng thì có thể kiếm tiền từ sự FOMO.

    Ở đây mình xin bỏ qua vấn đề về đạo đức. Vì crypto bản chất là zero game, bạn mà bạn thắng là từ những người thua mang lại.

    Bạn có thể dành ra 10% số vốn để lướt sóng trên sự FOMO của người khác nếu muốn.

    Có 2 cách để bạn lướt sóng dạng này là:

    • Theo kèo call của các nhóm lớn trên Telegram. Vào lệnh ngay lập tức khi được call và thoát ra ngay sau 1 – 2 phút…
    • Mua các coin khi ra tin niêm yết Coinbase Pro hoặc sàn Binance. Mình thường mua ngay và thoát ra trong vòng 5 – 10′ phút. Nếu coin đó chưa list Binance thì bạn nên chuẩn bị sẵn một ít USDT bên sàn KuCoin. Sàn này nổi tiếng với việc săn gem. >>>Hướng dẫn đăng ký sàn KuCoin mới nhất 2022
    • Theo trend, bơi theo cá mập…Ví dụ như mua Dogecoin mỗi lần Elon Musk tweet. Nhưng giờ thì bạn phải tìm trend khác vì Musk cũng hết phép rồi.

    5 cách tránh FOMO hiệu quả cho người mới

    Như mình nói ở trên, ai cũng sẽ bị FOMO vì nó đi cùng với lòng tham. Kể cả những trader già dặn kinh nghiệm nhất.

    Vì vậy với một người bình thường, chuyện tránh FOMO 100% là chuyện không khả thi.

    Điều mà bạn có thể làm đó chính là hạn chế FOMO hoặc FOMO một cách có tính toán.

    1. Có nên FOMO hay không?

    Có một số coin có thể dao động khá lớn trong một thời gian ngắn.

    Nhưng nếu bạn xem khung dài hơn như khung tuần hoặc tháng thì sẽ thấy nó vẫn tăng trưởng khá tốt.

    Một số người FOMO và đu đỉnh. Nhưng nếu coin tốt thì bạn có thể về bờ khi đồng coin đó lập đỉnh mới.

    Nhưng như vậy thì vẫn quá mạo hiểm vì bạn bị chôn vốn khá lâu. Coin tốt thì như vậy nhưng nếu không tốt thì bạn sẽ bị mất tiền vĩnh viễn.

    Vì vậy trước khi đầu tư hãy tự hỏi là bạn có cho phép bản thân mình FOMO hay không?

    Vì mình biết rằng nhiều bạn không làm chủ được cảm xúc.

    Rõ ràng đã nói là mình sẽ không bao giờ FOMO nhưng khi thấy ai cũng FOMO thì lòng tham lại nổi lên và không giữ nổi mình.

    Nếu bạn quyết định là sẽ không FOMO hãy viết ra giấy và dán vào chỗ nào bạn hay ngồi khi trade.

    Chỉ vậy thôi và bạn không cần xem tiếp bài viết này.

    2. 10% và chỉ 10% mà thôi

    Nếu bạn trả lời có cho câu hỏi ở trên tức là bạn cho phép bản thân FOMO thì hãy trích ra 10% số tiền mà bạn đang có để FOMO.

    Ví dụ bạn đang có $1000 thì lấy riêng ra $100 để FOMO nếu muốn. Ví dụ như lướt sóng khi nhóm lớn call kèo hoặc ra tin list sàn như mình nói ở trên.

    10% chỉ là con số của mình. Bạn có thể bỏ ít hơn nhưng theo mình không nên nhiều hơn.

    3. Chốt lời, cắt lỗ ngay

    Khi bạn FOMO thì có thể xảy ra trường hợp là mọi thứ diễn ra quá nhanh. Tức là bạn vừa mua xong thì giá lập tức tăng 10% hoặc giảm 10% chỉ trong chớp mắt.

    Tất nhiên là không phải lúc nào cũng vậy.

    Cho nên để kiểm soát tình hình thì trước khi vào lệnh bạn nên nhẩm ngay giá cắt lỗ hoặc chốt lời.

    Bản thân mình thường lấy mốc là 10%. Tức là lời hay lỗ 10% gì cũng cắt ngay.

    4. Không vào lần 2

    Khi đồng ALICE niêm yết trên sàn Binance vào tháng 4/21. Mình và em trai mình ngồi ngay ngắn chờ đến lúc 13h để vào FOMO.

    Nhờ nhanh tay lẹ mắt nên 2 anh em mua được đồng này ở mức giá khoảng $8.

    Đồng ALICE tăng liên tục đến hơn $30 sau khoảng 2 phút.

    2 anh em mình chốt lời và kiếm được một khoản kha khá sau vài phút.

    Mình yên tâm đi ngủ trưa. Em mình không ngủ được nên lại vào FOMO lần 2 ở mức hơn $30.

    Từ đó giá luôn đi xuống và tối hôm đó em mình đã phải cắt lỗ ở mức $18 thì phải.

    Như vậy không những là tiền lời buổi chiều đội nón ra đi mà còn mất thêm tiền lời ở các kèo trước đó.

    Trường hợp này thì khá giống với ngài Newton ở trên.

    Và mình cũng không bao giờ vào lại lần 2 ở một coin trước đó. Trừ khi nó về lại mốc lần đầu mình mua thì mình sẽ xem xét thêm.

    5. Chốt lời không bao giờ sai

    Khi bạn FOMO thì có thể do nôn nóng hoặc run quá mà chốt non. Điều đó là không sao cả.

    Người xưa có câu tham thì thâm. Chẳng thà ăn ít còn hơn tham lam rồi không được ăn.

    Ví dụ như mới lời có 10% mà bạn đã chốt. Hôm sau nó lên 50% thậm chí là x2 thì cũng đừng tiếc làm gì.

    Hãy nhẩm câu này “Biết trước đã giàu”. Đừng khắt khe với bản thân quá ở trường hợp này.

    Như vậy là mình vừa đi qua FOMO là gì và làm thế nào để thoát bẫy FOMO cho người mới.

    Chúc bạn thành công nhé!

    Bình luận

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    viTiếng Việt